Trong hệ thống điện mặt trời, tủ điện pin mặt trời là một thành phần quan trọng kết nối tấm pin mặt trời với lưới điện quốc gia, đồng thời bảo vệ an toàn cho các thiết bị và giám sát lượng điện mặt trời được sản xuất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về loại tủ điện này, hãy đọc bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.
Tủ điện pin mặt trời là gì?
Tủ điện pin mặt trời là một hộp chứa các thiết bị đóng ngắt và đấu nối để đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định. Chức năng của tủ là truyền tải và kết nối điện năng từ hệ thống pin mặt trời vào lưới điện quốc gia. Thông thường, bộ tủ điện NLMT được tích hợp sẵn trong các hệ thống điện mặt trời hiện nay và được lắp đặt bởi các chuyên gia thi công điện mặt trời.
Vai trò của tủ điện trong hệ thống điện mặt trời
Tủ điện năng lượng mặt trời là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống pin điện mặt trời, bên cạnh các thành phần chính như tấm pin mặt trời, inverter và bộ lưu trữ điện. Tủ điện đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định và an toàn như sau:
- Kết nối điện từ các tấm pin mặt trời với lưới điện quốc gia: Tủ điện AC hòa lưới giúp đưa dòng điện AC được chuyển đổi từ điện DC bởi inverter vào lưới điện của EVN.
- Bảo vệ các thiết bị trong hệ thống: Tủ điện giám sát điện áp của hệ thống, đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị.
- Theo dõi sản lượng điện phát ra từ hệ thống và lượng điện bán ra cho EVN.
Tìm hiểu ngay công nghệ sản xuất pin mặt trời 2 mặt kính hiện đại nhất hiện nay.
Cấu tạo tủ điện năng lượng mặt trời có những gì?
Tùy thuộc vào từng hệ thống, cấu tạo của mỗi bộ tủ điện pin mặt trời sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tủ điện đều bao gồm các phụ kiện sau đây:
- Vỏ tủ điện: Tùy thuộc vào số lượng thiết bị cần lắp trong tủ, kích thước tủ sẽ được lựa chọn phù hợp nhất.
- Aptomat đóng cắt tự động: Bao gồm Aptomat DC và Aptomat AC. Số lượng Aptomat DC bằng số thiết bị chống sét và số String của Inverter, trong khi số Aptomat AC thường chỉ có 1.
- Thiết bị chống sét: Bao gồm chống sét AC và chống sét DC. Số lượng thiết bị chống sét DC bằng số Aptomat DC và số String của Inverter, còn số thiết bị chống sét AC trong tủ điện thường là 1.
- Cầu chì DC: Trong một số trường hợp, cầu chì DC được tích hợp trong tủ điện năng lượng mặt trời.
- Các phụ kiện hỗ trợ khác: Bao gồm các dây cáp DC, đầu nối MC4,PG, .. để kết nối các thiết bị bên trong tủ.
Tham khảo: Sử dụng các sản phẩm đèn pha năng lượng mặt trời trong nhà có phải là giải pháp tiết kiệm điện tối ưu cho bạn?
Cách đấu nối tủ điện năng lượng mặt trời chính xác
Để lắp đặt một tủ điện pin mặt trời đáp ứng tiêu chuẩn, bạn cần tuân theo các bước sau đây:
- Thực hiện khảo sát và tư vấn với khách hàng về vị trí lắp đặt tủ điện phù hợp nhất.
- Lắp đặt hộp tủ ở vị trí đã được thống nhất và cố định chắc chắn.
- Đưa các dây AC vào tủ và sắp xếp chúng một cách hợp lý và thẩm mỹ.
- Thực hiện đo cách điện cho tủ và dây dẫn trước khi đấu nối.
- Tiến hành đấu nối các thiết bị trong tủ điện.
- Tiến hành kiểm tra và đo đạc lại trước khi đóng điện hòa lưới.
- Theo dõi và kiểm tra tủ điện sau khi đã hòa vào lưới điện quốc gia.
- Sau khi tủ điện ổn định, tiến hành bàn giao lại cho khách hàng.
Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời đúng cách:
Cách reset đèn năng lượng mặt trời
Thay pin đèn năng lượng mặt trời
Mua tủ điện năng lượng mặt trời ở đâu uy tín?
Thiết bị công nghiệp Sài Gòn cung cấp nhiều sự lựa chọn cho phụ kiện điện mặt trời chất lượng cao và đáng tin cậy, cũng như tủ điện điều khiển gia đình với các loại hộp aptomat từ các thương hiệu danh tiếng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng lắp đặt tủ điện AC solar phù hợp nhất cho gia đình của họ.
Có thể nhận thấy tủ điện pin mặt trời đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một hệ thống năng lượng mặt trời, không chỉ giúp phân phối điện mà còn bảo vệ các thiết bị điện và ngăn ngừa những rủi ro không đáng có. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn nhất, khách hàng cần tìm kiếm một đơn vị uy tín và chất lượng để thi công, lắp đặt tủ điện năng lượng mặt trời.